Ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc nhà văn hóa thanh niên cho biết, Lễ hội Tết Việt Canh Tý 2020 vẫn giữ hình ảnh đường mai vàng và phố ông đồ, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian, các gian hàng gây quỹ từ thiện, cây mai đại thụ….
Theo ông Phúc, bắt đầu từ năm 2020, TP.HCM sẽ trang trí thêm các làng nghề truyền thống của người Việt ở khu vực tiểu cảnh. Đầu tiên, ban tổ chức sẽ chọn bốn làng nghề: Làng Gốm, Làng Mây, Làng Hương và Làng Lụa để trang trí. Đây là bốn làng nghề tiêu biểu, gắn liền với người dân Việt Nam từ rất lâu đời. Tuy nhiên, từ trước đến nay, các làng nghề này chưa được khai thác và truyền bá rộng rãi.
Nhân dịp Tết đến xuân về, ban tổ chức muốn đưa các hình ảnh các làng nghề để giới thiệu đến đông đảo người dân, quan khách về những nét độc đáo của bốn làng nghề này.
Ông Phúc cho biết, hiện nhà văn hóa thanh niên đã liên hệ với các làng nghề để làm việc, sau đó sẽ đến tận nơi vận chuyển các vật dụng mang đến lễ hội trưng bày. ‘Việc vận chuyển, đi tìm các vật dụng cổ xưa sẽ có nhiều bất cập, nhưng mọi người sẽ có cái nhìn gần gũi hơn về nét đẹp truyền thống mang đậm tính văn hoá của người dân Việt Nam', ông Phúc nói.
Nếu ai còn băn khoăn 2/9 đi chơi đâu thì hãy “note” ngay “cẩm nang vui chơi” vào dịp Tết Độc Lập để cả gia đình có một ngày nghỉ lễ vui trọn vẹn.
" alt=""/>Phố ông đồ Sài Gòn Tết 2020 sẽ có thêm tiểu cảnh 4 làng nghềThống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong giai đoạn 2021-2023, số lượng giao dịch thanh toán qua kênh Internet và mobile bình quân tăng trưởng lần lượt ở mức 52% và 103%. Tăng trưởng về số lượng và giá trị thanh toán qua phương thức QR Code đạt hơn 170%.
Đến nay, đã có hơn 87% người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản ngân hàng. Cả nước hiện có 182 triệu tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân và hơn 147 triệu thẻ ngân hàng đang hoạt động. Đây là những con số cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán số tại Việt Nam.
Tại Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã được giao hai nhiệm vụ, chỉnh sửa, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt và thúc đẩy phát triển tiện ích thanh toán điện tử.
Song song với việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn. Những hoạt động này đã góp phần vào việc thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam.
Cảnh giác tình trạng lừa đảo khi tiêu dùng số tăng nhanh
Trong bối cảnh thanh toán không tiền mặt tăng nhanh, xuất hiện tình trạng kẻ xấu lợi dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để trục lợi và lừa đảo người dùng. Các hành động xấu bao gồm việc thao túng tâm lý, lừa người dùng tự chuyển tiền đến tài khoản được chỉ định. Kẻ lừa đảo cũng có thể chiếm dụng máy để chuyển tiền đi, hoặc lấy cắp thông tin danh tính để làm những việc phạm pháp.
Tại Tọa đàm phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia tổ chức hồi giữa tháng 5, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng cho biết, 91% các vụ lừa đảo liên quan đến tài khoản ngân hàng.
Để tăng cường an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ 1/7/2024, tất cả giao dịch ngân hàng có giá trị trên 10 triệu đồng sẽ bắt buộc phải kiểm tra khuôn mặt của người giao dịch với khuôn mặt chủ tài khoản khi mở tài khoản.
Khuôn mặt chủ tài khoản khi mở tài khoản phải được kiểm tra với thông tin trên căn cước công dân gắn chip. Ngoài ra, nếu giao dịch của người dùng trong một ngày đạt ngưỡng 20 triệu, họ sẽ phải thực hiện việc xác thực lại khuôn mặt.
Quyết định 2345 có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây của Ngân hàng Nhà nước còn có 2 điểm quan trọng. Nếu người sử dụng cài đặt trên một thiết bị mới, họ phải có biện pháp xác thực với thiết bị cũ, để tránh việc kẻ gian đánh cắp thiết bị.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu ghi lại thông tin về thiết bị thực hiện các giao dịch trực tuyến của khách hàng và nhật ký (log) xác thực giao dịch tối thiểu trong vòng 3 tháng.
Chị Giang luôn luôn ghi nhớ: “Muốn gia đình ấm êm thì đừng để bếp nguội lạnh”. Theo chị, mâm cơm gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ hạnh phúc. Cả ngày hai vợ chồng tất bật đi làm, con cái đi học chỉ mong nhanh nhanh chóng chóng trở về nhà quây quần bên mâm cơm. Đó là khoảng thời gian ít ỏi để vợ chồng và các con có thể trò chuyện tâm sự mọi chuyện trong ngày, chia sẻ những buồn vui.
Để có thể trang trí và bày biện các món ăn một các cầu kì, chị dựa vào “tay nghề” của mình, đồng thời học hỏi thêm trong sách báo, các trang về ẩm thực. Chị Giang cho rằng, việc trang trí đẹp sẽ làm tăng vị giác, cảm giác ngon miệng và yêu thích cơm nhà hơn.
Đặc biệt, để bữa cơm thêm phần phong phú và đảm bảo chất dinh dưỡng, chị luôn chú ý đến thực đơn sao cho đủ lượng rau củ và thịt cá. Chị luôn tìm cách thay đổi phương pháp chế biến món ăn, kết hợp thực phẩm, nguyên liệu khác nhau để tránh chán miệng và bữa ăn luôn đa dạng. Đặc biệt, khi nấu cần phải lưu ý khẩu vị của các thành viên trong gia đình.
![]() |
Chị Giang chia sẻ: "Mình không thấy bị quá sức khi phải vừa lo công việc và nấu ăn, mà coi đây chính là niềm vui vì bản thân được nấu những món ăn ngon dành cho gia đình và người thân".
Cùng tham khảo thêm các mâm cơm gia đình của chị Hưng Giang.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Mùi thơm cay của các gia vị cùng vị béo bùi của cá sẽ làm bữa cơm của bạn thật ngon.
" alt=""/>Mâm cơm ngon của mẹ đảm Hà thành, kéo cả chồng lẫn, con trai vào bếp